Cảnh báo: Nếu bạn cứ nặn 3 loại này thì có ngày chết đột tử lúc nào mà không hay
Không ít bạn có thói quen nặn mụn dù chúng chưa chín. Điều này không chỉ gây ra nhiều tổn thương, khuyết điểm cho da về sau mà còn tiềm ẩn những nguy cơ chết người nữa đấy. Bạn cần từ bỏ ngay thói quen ấy ngay sau khi đọc xong bài viết này nhé!
1. Mụn đinh râu
Mụn đinh râu có dạng mủ nhọt, rất độc, thường xuất hiện ở quanh miệng (môi, mép,cằm), mũi. Chúng được hình thành do nặn mụn trứng cá không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng.
Tuyệt đối không dùng tay để nặn loại mụn này, tránh làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch gây nhiễm trùng máu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân khá nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao.
Cách điều trị: Dùng cồn y tế chấm nhẹ lên mụn và vùng da xung quanh để sát trùng, nếu mụn nhẹ bạn có thể mua kem đặc trị. Nếu nặng hơn bạn đợi mụn tự vỡ rồi dùng bông y tế thấm dịch, lấy đinh râu ra ngoài. Sau đó, rửa lại bằng cồn. Trường hợp nghiêm trọng mụn càng ngày càng sưng to, kèm theo nóng, đỏ và đau nhức, mệt mỏi, sốt li bì, cản trở các hoạt động bình thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
2. Mụn thịt
Mụn thịt là loại mụn nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm, có màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. Thông thường chúng chỉ xuất hiện ở vùng quanh mắt nhưng nếu không điều trị nhanh chóng sẽ lan ra trán, gò má, cổ, ngực, vùng da bên dưới. Loại mụn này cũng không được nặn, bởi chúng sẽ làm phần da có mụn bị tổn thương khiến mụn lan rộng ra xung quanh.
Cách điều trị: Theo dân gian, bạn có thể giã nát lá tía tô rồi đắp trực tiếp lên nốt mụn, thực hiện mỗi ngày đến khi chúng biến mất hoàn toàn. Nếu mụn lớn và lan rộng, bạn hãy đến trung tâm y tế để điều trị triệt để, tránh viêm nhiễm nghiêm trọng.
3. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen xuất hiện do sự tăng sinh của tuyến bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông, phần tiếp xúc với không khí bị oxi hóa sẽ bị đen lại, có nhân cứng phía dưới. Thường xuất hiện chủ yếu trên mũi, nếu dùng tay nặn khi chúng chưa chín sẽ không thể lấy hết nhân mụn, để sót lại 1 phần nằm sâu trong ống nang lông, khiến cho mụn khó điều trị hơn. Hơn thế nữa, nặn mụn đầu đen không đúng cách còn dẫn đến tổn thương da, làm tróc da, vỡ da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng da.
Cách điều trị: Bạn nên đợi cho tới khi mụn có nhân cứng mới dùng que nặn hoặc áp dụng các biện pháp tự nhiên như mặt nạ lòng trắng trứng gà,… tuyệt đối không lấy mụn đầu đen cùng lúc với mụn mủ vì chúng dễ làm lây lan vi khuẩn và gây viêm nhiễm nặng hơn cho da.
Leave a Reply