Bí quyết giúp ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả hết đau rát và ăn ngon miệng mỗi ngày

Theo Đông y, cà chua có tác dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Do đó, trong trường hợp bị , bạn có thể ăn cà chua sống hoặc áp dụng bài thuốc dân gian: ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần.

đơn giản tại nhà
1. Bột sắn dây

Bạn chỉ cần pha 10–15g bột sắn dây với nước ấm khoảng 60 độ để uống. Mỗi ngày bạn nên uống 2 lần là vừa đủ. Nếu có thể thì bạn uống không đường là tốt nhất hoặc chỉ nên cho 1 chút đường. Với cách này thì sẽ làm thanh lọc cơ thể, giải độc tố.
2. Củ cải trắng

Củ cải có tính mát và chống viêm tốt. Bạn chỉ cần rửa sạch củ cải và gọt vỏ đem ép hoặc giã nhỏ ra vắt lấy nước cốt. Sau đó, bạn pha nước cốt với một ít nước sôi để nguội. Mỗi ngày bạn chỉ cần súc miệng với nước củ cải 3 lần thì tình trạng nhiệt miệng sẽ giảm hẳn.
3. Cà chua
Theo Đông y, cà chua có tác dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Do đó, trong trường hợp bị nhiệt miệng, bạn có thể ăn cà chua sống hoặc áp dụng bài thuốc dân gian: ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần.
4. Nước muối loãng

Cách này rất đơn giản và dễ thực hiện, chỉ cần dùng nước muối pha loãng súc miệng thường xuyên hoặc ngậm vài phút rồi nhổ ra.
Đây là cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất và đơn giản, phổ biến nhất mà bạn nên thường xuyên áp dụng mỗi khi nhiệt miệng hành hạ. Muối có tính kháng viêm và sát khuẩn giúp làm sạch miệng và vi khuẩn trong khoang miệng.
5. Dùng nước rau ngót hòa mật ong

Rau ngót là món rau được nhiều gia đình yêu thích trong mùa hè này. Ngoài ra rau ngót có thể giúp bạn trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.
Áp dụng cách này, bạn lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong (mật ong có tác dụng kháng viêm). Sau đó, dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
6. Chườm đá

Dùng một viên đá nhỏ chườm vào vùng miệng bị viêm loét sẽ thấy cảm giác dịu mát ngay sau đó mà không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào.
7. Khế
Giã nát 2-3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, để có được hiệu quả tốt hơn.
8. Giấm táo
Pha giấm táo với nước ấm, tỉ lệ bằng nhau và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
Cách ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát
– Trong ăn uống: Bạn nên ăn nhiều rau có tính hàn: rau diếp cá, mướp đắng, mồng tơi, rau đay và hạn chế dùng đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước – nhất là vào mùa hè.
– Bổ sung vitamin qua trái cây: Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là các loại chứa vitamin C: cam, bưởi, chanh, quýt,…

– Chăm sóc răng miệng: Đánh răng kĩ 2 lần/ngày, giữ miệng luôn sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày.
– Ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiệt miệng: Lấy cao răng định kỳ để tránh viêm nướu. Cao răng là nơi tụ đọng các cặn thức ăn và vi khuẩn. Chúng sẽ gây viêm nướu và khi kèm nhiệt miệng sẽ làm bạn đau rát hơn.
– Tránh nhiễm khuẩn chéo: Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt với người đang bị nhiệt miệng.
Bệnh nhiệt miệng thường do rất nhiều nguyên nhân sinh ra như stress, suy giảm chức năng gan thận, nhiễm khuẩn, suy giảm các chức năng nội tiết, thiếu dinh dưỡng và các yếu tố khác gây nên. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ và trị nhiệt miệng, cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ nhất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *